Trang chủ Tiểu Sử Câu Lạc Bộ ✅ Manchester United – Thông Tin Câu Lạc Bộ Bậc Nhât Châu Âu Từ 1878 Đến 2019

Manchester United – Thông Tin Câu Lạc Bộ Bậc Nhât Châu Âu Từ 1878 Đến 2019

bởi Jonny Alien
5048 lượt xem

Manchester United một trong những câu lạc bộ thành công nhất nước Anh và có ảnh hưởng cực lớn đến toàn thế giới. Không chỉ sở hữu nền tàng tài chính hùng mạnh, M.U còn sở hữu một lượng cổ động viên đông đảo nhất thế giới. Cùng quay trở lại quá khứ để tìm hiểu những câu chuyện lịch sử đã làm nên sự vĩ đại của câu lạc bộ này nhé.

Bài viết này được hợp tác và tham khảo nội dung từ SMS Bóng Đá - Chuyên trang tin tức thể thao, cập nhật nhận định soi kèo và tổng hợp link xem Trực Tiếp Bóng Đá chất lượng cao.

>> ĐỌC NHẬN ĐỊNH BÓNG ĐÁ <<

>> XEM TRỰC TIẾP BÓNG ĐÁ HÔM NAY <<

Giới thiệu sơ lược về câu lạc bộ Manchester United

Tóm tắt thông tin câu lạc bộ Manchester United:

Tên câu lạc bộ: Manchester United
Biệt danh: Quỷ đỏ
Năm thành lập: 1878
Sân vận động: Old Trafford
Huấn luyện viên: Jose Mourinho
Giải đấu: Ngoại Hạng Anh

Câu lạc bộ bóng đá Manchester United với biệt danh “Quỷ đỏ” được thành lập năm 1878 với tên gọi đầu tiên là Newton Health LYR FC trước khi đổi tên thành Manchester United năm 1902. Sân nhà của câu lạc bộ này chính là sân vận động Old Trafford hay còn có tên gọi khác là “Nhà hát của những ước mơ”.

Manchester United câu lạc bộ vĩ đại nhất thế giới

Manchester United câu lạc bộ vĩ đại nhất thế giới

Manchester United hiện đang chơi tại Giải bóng đá ngoại hạng Anh, giải đấu hàng đầu trong hệ thống bóng đá Anh. Câu lạc bộ tọa lạc tại trụ sở  Old Trafford, Đại Machester, Anh. Bên cạnh bề dày lịch sử nổi bật, Manu còn sở hữu thành tích khủng nhất của bóng đá Anh ở thời điểm hiện tại.

Họ đã giành tổng cộng 20 chức vô địch Premier League tính cả trước và sau khi giải đấu được đổi tên, 3 lần vô địch giải đấu UEFA Champions League – giải đấu cấp cao nhất dành cho các câu lạc bộ Châu Âu. Ngoài ra còn vô vàn danh hiệu lớn nhỏ như 12 lần vô địch FA Cup, 5 lần vô địch cúp Liên Đoàn, và 21 lần vô địch Siêu cúp Anh

Lịch sử câu lạc bộ Manchester United

Giai đoạn thành lập Câu lạc bộ

Manchester một trong những thành phố công nghiệp lớn nhất nước Anh từ thế kỷ 19 cho đến nay. Chính vì thế không khó để nhận ra, khởi điểm của Man Utd bắt nguồn từ những công nhân đường sắt.

Năm 1878 trước nhu cầu hoạt động thể chất của các công nhận đường sắt, một câu lạc bộ bóng đá dành cho họ được hình thành với tên gọi Newton Heath L&YR. Các thành viên chính của CLB chính là nhân viên của toa hành khách và toa trần trực thuộc công ty đường sắt Lancashire and Yorkshire Railway (LYR).

Newton Heath L&YR, tiền thân của Man Utd lừng danh hiện tại.

Newton Heath L&YR, tiền thân của Man Utd lừng danh hiện tại.

Vào mỗi chiều thứ 7 hàng tuần The Heathens (tên gọi tắt của New Heath) thường chơi bóng giao hữu với các câu lạc bộ trực thuộc tổng công ty đường sắt Anh Quốc. Tại thời điểm đó, sân thi đấu của họ chỉ là một bãi cỏ nằm trên đường North Road thậm chí đá nhiều hơn cỏ. Nhưng họ mặc kệ miễn trái bóng có thể lăn là được.

Những ngày đầu mới thành lập, trang phục thi đấu có họ lấy màu xanh là và vàng làm chủ đạo. Năm 1886, lần đầu tiên CLB The Heathens tham dự FA cup và lọt vào vòng chung kết. Đây cũng là lần đầu tiên các cầu thủ Newton Heath được thi đấu trước 4000 khán giả, dù vậy họ đã thất bại tỷ số 0-3 trước câu lạc bộ Hurst.

Tuy nhận thất bại đáng tiếc trong mùa giải nhưng đây cũng là thời điểm quan trọng để các nhà lãnh đạo nhận ra rằng: đã đến lúc đưa câu lạc bộ trở thành một đội bóng chuyên nghiệp.

Năm 1886 lần đầu tiên The Heathens tham dự FA cup

Năm 1886 lần đầu tiên The Heathens tham dự FA cup

Năm 1889, câu lạc bộ nộp đơn xin gia nhập Football League – một tổ chức bóng đá chuyên nghiệp lớn nhất cả nước được thành lập năm 1882. Tuy nhiên, lời đề nghị đó bị từ chối.

Dù vậy họ không bỏ cuộc. The Heathens tiếp tục tham gia liên minh bóng đá Football Alliances – tổ chức con của Football League. Và sau ba năm chứng minh năng lực hoạt động cũng như điều hành cuối cùng cũng được gia nhập vào Football League, năm 1892.

Ngày ngày 03/09/1892 Newton Heath khởi đầu mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên trong trận làm khách trên sân Blackburn Rovers. Tuy bị dẫn trước 0-3 nhưng Newton Heath vẫn thể hiện tinh thần quyết tâm và thái độ kiên cường, để trước khi rời sân họ vẫn trong tư thế ngẩng cao đầu dù kết quả thua 3-4.

Dẫn đầu trong chiến thắng 10-1 trước Wolverhampton và nhận được 2 điểm đầu tiên trong mùa giải. Nhưng kết quả ấy không giúp đột thoát khỏi vị trí “bét  bảng” cuối mùa và phải bước vào trận play-off gặp Small Heath (tiền thân của Birmingham City ngày nay). Thật may họ vẫn được ở lại giải đấu và thi đấu ở Giải hạng nhì.

May mắn chẳng mỉm cười lần thứ hai, mùa sau đó, Newton Heath vẫn tiếp tục đứng bét bảng và thua Liverpool 0-2 ở trận trụ hạng. Trong phần còn lại của thế kỷ, câu lạc bộ thể hiện bề ngoài của một đội bóng tầm trung sống vật vờ qua ngày, thi thoảng lóe lên tia hy vọng thăng hạng rồi nhanh chóng bị dập tắt.

Thời điểm ấy, sân nhà của Newton Heath là Bank Street. Với bãi đất gồ ghề, mặt cỏ lởm chởm, sát sân là nhà máy công nghiệp, nơi ống khói xả thải tỏa ra mịt mù che kín hết tầm nhìn của cổ động viên trên khán đài. Thậm chí, một vài trận đấu đã bị hoãn vì điều kiện môi trường có thể gây tổn hại cho cầu thủ và khán giả.

Newton Heath L&YR, tiền thân của Man Utd từng gặp khó khăn về tài chính, suýt bị phá sản.

Newton Heath L&YR, tiền thân của Man Utd từng gặp khó khăn về tài chính, suýt bị phá sản.

Không chỉ cơ sở vật chất tồi tàn mà tài chính của câu lạc bộ cũng không mấy khả quan. Khi chủ tịch William Healey đã chi ra 242 bảng cuối cùng trong túi để nộp đơn phá sản. Bởi đội hoàn toàn mất khả năng thanh toán khoản nợ dồn 2500 bảng cũng như chẳng có một tín hiệu nào từ các nhà tài trợ. Tòa tuyên bố, New Heathton phá sản.

Không cam lòng điều đó, đội trưởng Harry Stafford đã đi dọc sân vận động Bank Street để vận động tài trợ. Và may mắn đã vẫy gọi khi Harry có buổi hẹn định mệnh với John Henry Davies – một doanh nhân giàu có và nhạy bén trong kinh doanh.

John Henry Davies đã thay đổi toàn bộ Newton Heath. Biến đội bóng nhỏ bé thành một câu lạc bộ có giá trị thương mại, có hoạt động kinh doanh và dòng tiền chảy về câu lạc bộ một cách ổn định.

Năm 1902, một cuộc họp giữa những người điều hành Newton Heath được diễn ra. Họ cho rằng đội bóng cần có một cái tên mới. Những cái tên Manchester Centrals và Manchester Celtics được gợi ý. Nhưng Davis muốn một cái tên gợi lên khối thống nhất của thành phố. Vì vậy, Manchester United – “đấng vô đối” của hàng triệu người hâm mộ được ra đời từ đó.

Giai đoạn phát triển câu lạc bộ

Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Manchester United vẫn là một câu lạc bộ hoàn toàn bình thường. Hai thập kỷ thi đấu không như mong đợi, họ liên tục thăng hạng và xuống hạng giữa hai đầu giải đấu. Vị trí cao nhất mà Manchester United đạt được tại Giải Hạng Nhất là vị trí thứ 9.

Cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930 khoảng thời gian chẳng mấy tốt đẹp với thành phố Manchester. Do ảnh hưởng từ chiến tranh thế giới khiến nền kinh tế nơi đây trở nên suy sụp, chẳng còn ai quan tâm đến bóng đá và Manchester United gần như suy kiệt.

Tại mùa giải 1930 -1931 Manchester United luôn thường trực vị trí bét bảng khi để thủng lưới 25 bàn trong 5 trận đầu tiên. Thậm chí trong 12 trận liên tiếp, kết quả cũng chẳng khả quan hơn. Đây là giai đoạn Man Utd được nhận định là yếu kém nhất trong lịch sử.

Mùa giải 1930 - 1931 được xem là mùa giải kém nhất trong lịch sử Man Utd

Mùa giải 1930 – 1931 được xem là mùa giải kém nhất trong lịch sử Man Utd

Năm 1939, Anh tuyên chiến với Đức sau khi Hitler từ chối rút quân khỏi Ba Lan. Giải Hạng Nhất bị tạm ngưng, sân vận động Old Trafford chìm trong bóng tối suốt 6 năm.

Tháng 4 năm 1945, chiến tranh chấm dứt. Old Trafford khi đó chẳng còn gì ngoài một đống tro tàn do bom đạn. Chiến tranh đã lấy đi của người dân thành phố Manchester tất cả trong đó có niềm đam mê bóng đá.

Giai đoạn thành công của câu lạc bộ

Kỷ nguyên của Matt Busby

Năm 1945, một bước ngoặt quan trọng đã thay đổi toàn bộ Manchester United thời điểm đó. Matt Busby gia nhập Manchester United và được coi là “bố già thiên tài”. Ông cùng cánh tay phải đắc lực Jimmy Murphy đã biến Manchester United thành một thế lực thực sự tại Châu Âu.

Kết thúc mùa giải 1946-1947,  M.U giành vị trí á quân, vị trí cao nhất mà câu lạc bộ đạt được sau 36 năm.

Năm 1948, lần đầu tiên trong lịch sử, sau 39 năm thành lập, Manchester chính thức giành được chức vô địch FA Cup.

Năm 1958, thảm hoạ Munich đã cướp đi của Man Utd rất nhiều cầu thủ giỏi. Trên máy bay có tổng số 44 người và chỉ sống sót 21 người.

Năm 1945 Matt Busby gia nhập Manchester United và thay đổi toàn bộ CLB

Năm 1945 Matt Busby gia nhập Manchester United và thay đổi toàn bộ CLB

Wilf McGuinness phải vực dậy câu lạc bộ trong nỗi đau đớn. Công việc đầu tiên của ông là tìm ra một đội hình để thi đấu trước Sheffield Wednesday tại vòng 5 cúp FA. Wilf thật sự là một con người vĩ đại, nếu không có ông, có lẽ chẳng có Manchester United của ngày hôm nay.

Sau vụ tai nạn, Busby trở lại làm việc và đưa về sân vận động Old Trafford huyền thoại Denis Law. Sau này, Denis Law cùng với Bobby Charlton và George Best trở thành bộ 3 cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu.

Đây là khoảng thời gian thành công nhất trong lịch sử của Manchester United thời điểm đó. Lần đầu tiên trong lịch sử họ giành được chức vô địch Champions League cùng với  2 lần lên ngôi cao nhất tại giải quốc nội.

Kỷ nguyên của Sir Alex Ferguson

  • Giai đoạn từ năm 1986-1999

Kể từ ngày chia tay Matt Busby vào năm 1969, Manchester United dường như đi vào bế tắc. Đã bao lần chật vật tìm lại ánh hào quang nhưng đội bóng chưa bao giờ thành công. Phải đến khi Atkinson bị sa thải và Sir Alex Ferguson lên nhận chức, mới tạo ra một kỷ nguyên mới cho Manchester.

Những năm đầu tiên của Alex Ferguson tại Manchester United không hề dễ dàng. Ông phải  đối mặt với án sa thải chỉ sau 3 mùa giải đầu tiên. Nhưng chức vô địch FA Cup mùa giải 1989 đã cứu chiếc ghế của ông.

Nếu ngày đó quyết định được thực thi, có lẽ cổ động viên Man Unt sẽ không bao giờ được sống trong giai đoạn thành công nhất lịch sử đội bóng. Triều đại mà Alex Ferguson đã biến Manchester United trở thành một thương hiệu toàn cầu.

Mùa giải 1998-1999, Sir Alex Ferguson cùng M.U giành được cú ăn 3 vĩ đại

Mùa giải 1998-1999, Sir Alex Ferguson cùng M.U giành được cú ăn 3 vĩ đại

Tháng 11 năm 1992, Quỷ đỏ có được một trong những bản hợp đồng thành công nhất lịch sử, đó là huyền thoại Eric Cantona.

Tại mùa giải 1998-1999, Sir Alex Ferguson cùng M.U giành được cú ăn 3 vĩ đại. 3 chức vô địch của 3 giải đấu lớn nhất ngoại hạng Anh Champions League, Premier League và FA Cup. Đặc biệt là trận chung kết đầy kịch tính trước Bayern Munich.

Bayern Munich dẫn trước suốt 90 phút của trận đấu. Khi trận đấu chỉ còn đúng 1 phút, Manchester đã ghi liền 2 bàn thắng và giành chức vô địch chung cuộc trong sự ngỡ ngàng của tất cả những người chứng kiến. Đó mãi mãi là giây phút tuyệt với nhất của người hâm mộ Man Unt.

  • Giai đoạn từ năm 2000-2013

Sau thắng đậm tại mùa giải 1989-1999, Manchester United phất lên như diều gặp gió liên tục thành công suốt những mùa giải còn lại cho đến tận khi Alex Ferguson giải nghệ.

Mùa giải 2007-2008, Quỷ đỏ duy trì phong độ khi giành cú đúp vô địch cả Champions League và Premier League. Lần đầu tiên trong dự nghiệp Cristiano Ronaldo nhận giải thưởng Quả Bóng Vàng Châu Âu sau khi MU đánh bại Chelsea trên loạt sút 11m cân não.

Với những cống hiến cho MU Alex Ferguson được phong danh hiệu hiệp sỹ.

Với những cống hiến cho MU Alex Ferguson được phong danh hiệu hiệp sỹ.

Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của M.U khi vượt qua Liverpool để trở thành câu lạc bộ giàu thành tích nhất Premier League với tổng số 20 chức vô địch, nhiều hơn Liverpool 2 chức vô địch.

Với những cống hiến cho Manchester United cũng như nền bóng đá thế giới, Alex Ferguson được phong danh hiệu hiệp sỹ.

Ông đã đạp ngã mọi kỷ lục mà Matt Busby đạt được, chính ông mới là ngừoi biến M.U từ đống gạch vụn nát trở thành một toà lâu đài nguy nga tráng lệ như ngày nay.

  • Giai đoạn sau khi Alex Ferguson nghỉ hưu

Kết thúc mùa giải 2013, cũng chính là lúc Alex Ferguson chính thức chia tay Manchester United vì lí do tuổi tác. Mất đi vị lãnh đạo thiên tài, đội bóng trở nên suy yếu rất nhiều so với giai đoạn trước đó.

Huấn luyện viên David Moyes – người được đích thân Sir Alex Ferguson lựa chọn cũng bị sa thải nhanh chóng. Tương tự là Louis van Gaal, mặc dù huấn luyện viên người Hà Lan đã chi ra rất nhiều tiền nhưng cũng không thể mang lại thành công cho đội bóng.

Sau khi Louis van Gaal bị sa thải, Jose Mourinho là người kế nhiệm tiếp tục dẫn dắt M.U.

Kỷ nguyên Mourinho

Cũng như những vị HLV trước đó, Mourinho đã thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ. Ông bán đi rất nhiều cái tên thi đấu không hiệu quả dưới thời Van Gaal như:

  • Schneiderlin(sang Everton)
  • Depay(sang Lyon)
  • Schweinsteiger(sang Chicago Fire)

Và mang về cho đội bóng mình những gương mặt mới như:

  • Eric Bailly (từ Villarreal)
  • Zlatan Ibrahimović (tự do)
  • – Henrikh Mkhitaryan (từ Borussia Dortmund)
  • – Paul Pogba (từ Juventus)

Dù đã cố gắng hết sức để thổi lối chơi tấn công cho United nhưng cuối cùng ông vẫn không mang lại hào quang năm nào cho M.U. Ông đã bị sa thải vào ngày 18 tháng 12 năm 2018. Chi tiết đền bù hợp đồng chưa được tiết lộ.

Huy hiệu và màu áo

Huy hiệu

Huy hiệu của Manchester United được thiết kế dựa trên huy hiệu của Hội đồng Thành phố Manchester, mặc dù ngày nay chỉ giữ lại hình ảnh chiếc thuyền buồm căng gió.

Huy hiệu Manchester United

Huy hiệu Manchester United

Bên dưới chiếc thuyền là hình ảnh con quỷ. Nó bắt nguồn từ biệt danh “The Red Devils”. Hình ảnh này ban đầu chỉ xuất hiện trong các tờ chương trình của câu lạc bộ và trên khăn quàng cổ vào thập niên 1960.

Vào năm 1970, hình ảnh được đưa vào huy hiệu nhưng không được in lên ngực áo thi đấu của cầu thủ cho đến năm 1971 (trừ khi đội bóng chơi trong trận chung kết khi đấu cúp).

Màu áo

Năm 1982, các cầu thủ Newton Heath mặc áo màu đỏ và trắng kết hợp với quần knickerbocker màu xanh hải quân.

Từ 1894-1896, các cầu thủ mặc áo màu xanh lá cây và vàng.

Năm 1896 bằng áo sơ mi trắng và quần short màu xanh hải quân.

Năm 1902, sau khi đổi tên câu lạc bộ, trang phục cầu thủ cũng được thay đổi thành áo đỏ, quần trắng và tất màu đen. Đây cũng chính là trang phục sân nhà chuẩn của Manchester.

Năm 1922, câu lạc bộ áp dụng áo sơ mi trắng với chữ “V” màu đỏ đậm quanh cổ. Chiếc áo trở thành đồng phục thi đấu sân nhà cho đến năm 1927.

Năm 1934, áo thi đấu được thay đổi thành màu anh đào sọc trắng và sau đó chiếc áo đỏ được sử dụng lại,

Năm 1959 tất màu đen được thay đổi thành trắng, năm 1965 thay đổi thành đỏ và năm 1971 đổi thành tất đen.

Ở các trận sân khách, các cầu thủ thường sử dụng quần đen hoặc tất trắng kết hợp áo đỏ tránh trùng màu với đội chủ nhà.

Áo thi đấu chính thức tại sân nhà của Man Utd

Áo thi đấu chính thức tại sân nhà của Man Utd

Áo sân nhà hiện nay được chia thành hai nửa đỏ bên đậm bên nhạt, phân cách bằng dải họa tiết sáu cánh với ba sọc Adidas màu trắng dọc theo thân áo.

Manchester United thi đấu sân khách thường mặc áo trắng, quần đen và tất trắng, nhưng đã có một số trường hợp ngoại lệ.

Năm 1993 – 1995 áo đấu màu đen được trang trí màu xanh vàng.

Năm 1999 -2000, áo sơ mi màu xanh hải quân với mối xoắn ngang màu bạc.

Năm 2011 – 2012 trở đi, áo đấu có nền xanh hoàng gia và sọc được tạo nên từ nhưng dải màu đen và xanh dương, với quần short màu đen và tất màu xanh.

Áo đấu màu xám mặc trong mùa giải 1995-1996 bị bỏ chỉ sau năm trận đấu vì cầu thủ khẳng định rất khó khăn khi tìm đồng đội phối hợp.

Năm 2001, để kỷ niệm 100 năm đổi tên, Manchester United phát hành áo đấu lộn trái phải như nhau màu trắng và vàng.

Bộ áo đấu thứ ba của câu lạc bộ thường là hoàn toàn xanh, đây là trường hợp gần đây nhất là trong mùa giải 2014-2015.

Đội hình hiện tại của Machester United

Huấn luyện viên: Jose Mourinho.

Thủ môn: Dean Henderson, Joel Castro, David de Gea, Lee Grant, Sergio Romero

Hậu vệ: Victor Lindelof, Eric Bertrand Bailly, Phil Jones, Chris Smalling, Marcos Rojo, Diogo Dalot, Luke Shaw, Matteo Darmian, Axel Tuanzebe.

Tiền vệ: Paul Pogba, Fred, Juan Mata, Jesse Lingard, Andreas Pereira, Michael Carrick, Daley Blind, Ashley Young, Ander Herrera, Henrikh Mkhitaryan, Timothy Fosu-Mensah, Antonio Valencia, Marouane Fellaini, Nemanja Matic, Scott McTominay.

Tiên đạo: Kieran O’Hara, Eric Bailly, Alexis Sanchez, Romelu Lukaku, Anthony Martial, Marcus Rashford, Joel Castro Pereira, Tahith Chong.

Huấn luyện viên danh tiếng trong lịch sử của Manchester United

Giai đoạn Tên

Quốc tịch

1892 – 1900  A. H. Albut Anh
1900 – 1903  James West Anh
1903 – 1912  Ernest Mangnall Anh
1912 – 1914  John Bentley Anh
1914 – 1922  Jack Robson Anh
1922 – 1926  John Chapman Scotland
1926 – 1927  Lal Hilditch Anh
1927 – 1931  Herbert Bamlett Anh
1931 – 1932  Walter Crickmer Anh
1932 – 1937  Scott Duncan Scotland
1937 – 1945  Walter Crickmer Anh
1945 – 1969  Matt Busby Scotland
1969 – 1970  Wilf McGuinness Anh
1970 – 1971  Matt Busby Scotland
1971 – 1972  Frank O’Farrell Cộng Hòa Ireland
1972 – 1977  Tommy Docherty Scotland
1977 – 1981  Dave Sexton Anh
1981 – 1986  Ron Atkinson Anh
1986 – 2013  Alex Ferguson Scotland
2013 – 2014  David Moyes Scotland
2014  Ryan Giggs Wales
2014 – 2016  Louis van Gaal Hà Lan
2016 – 2018  José Mourinho Bồ Đào Nha
2018 – nay  Ole Gunnar Solskjær Na Uy

Danh hiệu chính thức của Manchester United

Quốc gia 58 danh hiệu

  •  Giải vô địch quốc gia: 20 (kỷ lục)
1907–08 1910–11 1951–52 1955–56 1956–57
1964–65 1966–67 1992–93 1993–94 1995–96
1996–97 1998–99 1999–00 2000–01 2002–03
2006–07 2007–08 2008–09 2010–11 2012–13
  • Cúp FA: 12

1908–09

1947–48

1962–63

1976–77

1982–83

1984–85

1989–90

1993–94

1995–96

1998–99

2003–04

2015–16

  • Cúp Liên đoàn Anh: 5

1991–92

2005–06

2008–09

2009–10

2016–17

  • Siêu cúp Anh: 21 (kỷ lục)
1908 1911 1952
1956 1957 1965*
1967* 1977* 1983
1990* 1993 1994
1996 1997 2003
2007 2008 2010
2011 2013 2016

(* đồng vô địch)

  • Giải hạng nhất Anh: 2

1935–36

1974–75

Quốc tế 8 danh hiệu

  •  UEFA Champions League/Cúp C1: 3 (1967–68, 1998–99, 2007–08)
  •  UEFA Cup Winners’ Cup/Cúp C2: 1 (1990–91)
  •  UEFA Cup/Cúp C3: 1 (2016–17)
  •  FIFA Club World Cup: 1 (2008)
  •  UEFA Super Cup/Siêu cúp châu Âu: 1 (1991)
  •  Intercontinental Cup: 1 (1999)

Tổng kết

Ngày nay, Manchester United không chỉ còn là tên của CLB mà giờ đây nó đã là thương hiệu toàn cầu. Mỗi nhà đầu tư sẽ nhìn cái tên MU một cách thèm thuồng và đầy ngưỡng mộ. Bởi nó có 1 lực lượng hùng hậu các fan trung thành khắp nơi trên thế giới.

Chính sự kế thừa liên tục đã góp phần gìn giữ, phát triển bản sắc thương hiệu United trong thời gian dài. Và sẽ còn rất lâu nữa mới có 1 CLB khác có thể chạm đến tầm vóc về  thương hiệu cũng như tầm ảnh hưởng mà Manchester United đang có.

Bạn đang xem chuyên mục Tiểu sử Cầu thủ tại Jonnyalien.com

Bài viết liên quan

Để lại bình luận